Căn cứ quân sự này, đóng tại Sânbay Quốc tế Manas ở ngoại ô thủ đô Bishtek của Kyrgyzstan, được Mỹ thuê từ tháng 12/2001 để phục vụ việc tiếp tế cho các lực lượng của Mỹ và liên quân tại Afghanistan, mà riêng quân Mỹ chiếm tới khoảng 51.600 người, gồm 28.300 binh sĩ hoạt động trong khuôn khổ "Chiến dịch duy tŕ tự do", gọi tắt theo tiếng Anh là OEF, và 23.300 quân nhân khác thuộc biên chế của các lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do NATO cầm đầu. Khoảng 1.200 binh sĩ cùng các máy bay vận tải quân sự và máy bay tiếp tế nhiên liệu của quân đội Mỹ thường xuyên hoạt động tại căn cứ Manas.
Mỹ tất nhiên đă tỏ ư "rất lấy làm tiếc" như họ thường nói mà thực chất là rất không hài ḷng trước động thái này của Kyrgyzstan. Quyết định đóng cửa căn cứ quân sự của Mỹ tại Manas không chỉ "làm găy" một cầu hàng không được coi là "có ư nghĩa sống c̣n" đối với việc bảo đảm hậu cần cho quân Mỹ và ISAF ở Afghanistan, mà quan trọng hơn, c̣n khoan thêm một "lỗ thủng" vào ư đồ khai thông hành lang Đông - Tây ḥng lấp "khoảng trống chiến lược" giữa hai đại lục Âu - Á trong kế hoạch chuyển hướng chiến lược an ninh toàn cầu của Mỹ từ châu Âu sang châu Á - Thái B́nh Dương (TBD). ("Lỗ thủng" trước được tạo ra khi căn cứ không quân Karshi-Khanabad của Mỹ ở miền Nam Uzbekistan phải đóng cửa theo quyết định của Tổng thống Islam Karimov hồi tháng 7/2005).
Châu Á - TBD, đặc biệt là Đông Á, có vị trí và vai tṛ rất quan trọng về địa kinh tế, địa chính trị, địa an ninh - quốc pḥng. Đây là khu vực có tiềm lực kinh tế lớn và phát triển cực kỳ năng động với tỉ lệ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới. Châu Á lại rộng lớn và đông dân nhất trong 5 châu lục.
Tại đây - ngoài Nhật Bản là nền kinh tế thứ 2 thế giới và "chú gấu" Nga (với phần lănh thổ rộng lớn hơn ở châu Á) đă vươn vai tỉnh dậy sau kỳ "ngủ đông", Trung Quốc và Ấn Độ đang nổi lên nhanh chóng như các cường quốc cùng với các "con rồng" kinh tế đang làm thay đổi vị trí địa kinh tế của châu lục này, đồng thời có tác động mạnh đến cơ cấu địa chính trị - quân sự toàn cầu.
Mặt khác, mối quan hệ tứ giác giữa Mỹ - Trung - Nhật - Nga, đặc biệt là các cặp quan hệ Mỹ - Nhật, Mỹ -
Trung, Mỹ - Ấn, Trung - Nga, Nga - Ấn đang chi phối t́nh h́nh khu vực này.
Không phải không có lư khi nhiều nhà nghiên cứu dự báo rằng "thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á - TBD". Chính v́ vậy, từ lâu Mỹ đă chuyển trọng tâm chiến lược an ninh của họ từ châu Âu sang châu Á, nơi mà Mỹ lo ngại có nhiều yếu tố đe dọa lợi ích của Mỹ và đồng minh.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ James Baker từng tuyên bố rằng pḥng ngừa sự xuất hiện nước lớn hoặc một tập đoàn nước lớn thách thức vị trí bá quyền của Mỹ ở khu vực châu Á - TBD là mục tiêu chiến lược lâu dài của Mỹ.
Cuối năm 2001, mượn cớ tiếp tế hậu cần cho các lực lượng liên quân mà chủ yếu là quân Mỹ tác chiến ở Afghanistan, Mỹ thuê hai căn cứ quân sự tại Uzbekistan và Kyrgyzstan mà theo thỏa thuận với chủ nhà, Mỹ sẽ trả lại sau khi cuộc chiến ở Afghanistan chấm dứt.
Tuy nhiên, sự có mặt về quân sự của Mỹ tại hai nước Trung Á vốn là hai nước cộng ḥa thuộc Liên Xô trước đây lại khiến dư luận đặt câu hỏi về ư đồ thực sự của Mỹ đối với khu vực giàu dầu lửa và có ư nghĩa chiến lược địa chính trị - quân sự hết sức quan trọng này.
Một bài đăng trên trang web "Uz-Translations Blog" (www.blog.uz-translations.net) ngày 16/7/2005 đă nhận định: "Sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ tại Uzbekistan và Kyrgyzstan là một phần của chiến lược kiểm soát toàn bộ Trung Á, nhằm đẩy Nga ra khỏi đây và kiềm chế Trung Quốc trong giới hạn của khu vực".
Rồi những diễn biến của cái gọi là "cách mạng" được tô bằng màu này màu nọ xảy ra ở một số nước thuộc không gian "hậu Xôviết" chẳng lẽ lại không liên quan ǵ đến Mỹ? Không phải không có lư khi Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (gọi tắt theo tiếng Anh là SCO, gồm 6 nước: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan) họp tại thủ đô Astana của Kazakhstan đầu tháng 7/2005 đă ra tuyên bố đ̣i Mỹ phải công bố một lịch biểu đóng cửa các căn cứ quân sự của ḿnh trên lănh thổ hai nước thành viên SCO, v́ chiến tranh ở Afghanistan đă kết thúc.
Nếu kết nối các sự kiện lại với nhau, từ việc mở rộng biên giới NATO về phía đông áp sát với Nga, việc Mỹ chiếm đóng Afghanistan và Iraq, thuê hai căn cứ quân sự tại Uzbekistan và Kyrgyzstan, trong khi tiếp tục duy tŕ sự có mặt về quân sự tại Nhật Bản và Hàn Quốc... tới việc nổ ra các cuộc "cách mạng màu" ở một số nước thuộc Liên Xô trước đây, người ta sẽ thấy ngay ư đồ của Mỹ muốn mở một hành lang khai thông Đông Tây, ḥng lấp "khoảng trống chiến lược" giữa hai đại lục Âu-Á mà Mỹ luôn muốn khống chế để duy tŕ địa vị cường quốc số 1 của ḿnh.
Đương nhiên, hai "lỗ thủng" Uzbekistan và Kyrgyzstan không có ư nghĩa ngăn cản ư đồ chuyển hướng chiến lược an ninh của Mỹ. Song việc hai căn cứ quân sự của Mỹ ở Trung Á bị đóng cửa cũng góp phần thu hẹp "không gian ảnh hưởng" của Mỹ trong khu vực và trên toàn cầu, đồng thời cho thấy đồng đôla Mỹ không phải lúc nào và ở đâu cũng có giá
Nguyễn Quốc Uy, ANTG, ngày 3/3/09